Hiện tại ngành chăn nuôi chưa nằm trong danh sách phải kiểm kê carbon. Nhưng về lâu dài, ngành chăn nuôi trong nước muốn phát triển thì bắt buộc phải làm theo tiêu chuẩn của quốc tế.
Khi phát triển bền vững là xu thế, ai không tuân thủ sẽ bị “bỏ lại”
Báo cáo của hãng tư vấn tiếp thị Edelman – Mỹ công bố có tới 88% các nhà đầu tư trên thế giới tin tưởng các công ty chú trọng đến các sáng kiến về ESG (E- Môi trường, S- Xã hội, G- Quản trị) sẽ tạo ra lợi nhuận tốt hơn. Tại Hội thảo “Chiến lược thương hiệu gắn với phát triển xanh” do Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương tổ chức, 80% người tiêu dùng Việt Nam cho biết sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu thân thiện với môi trường. Nhiều đạo luật như CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon), EUDR (Quy định chống phá rừng) của EU, tín chỉ carbon… đã được ban hành chứng minh rằng thực hành phát triển bền vững, phát triển xanh đã trở thành xu hướng phổ biến và được quan tâm đặc biệt tại nhiều quốc gia.
Thế nhưng tại Việt Nam, phát triển bền vững dường như vẫn chưa thực sự được xem như một khía cạnh trong chiến lược kinh doanh cốt lõi của nhiều doanh nghiệp. Nếu gói gọn trong lĩnh vực chăn nuôi, uớc tính mỗi năm có đến 18,5 triệu tấn CO2 và 60 triệu tấn chất thải. Trong đó, chỉ riêng chăn nuôi heo chiếm đến 84% chất thải lỏng. Năm 2023 cả nước xuất hiện trên 530 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi, buộc tiêu hủy trên 20.000 con heo tại 44 tỉnh, thành phố. Phần lớn các ổ dịch đến từ mô hình chăn nuôi nông hộ, các trang trại nhỏ lẻ có công tác an toàn sinh học không tốt, khó bảo vệ đàn; mô hình chăn nuôi theo kiểu truyền thống vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến môi trường.
Để giảm ô nhiễm môi trường tiến tới phát triển bền vững, bài toán đặt ra không chỉ nằm ở xử lý chất thải chăn nuôi, mà còn ở cả chuỗi giá trị từ việc cho ăn gì và chăn nuôi ra sao.
Song song đó, muốn đón dòng vốn từ các tổ chức tài chính thế giới, các doanh nghiệp trong nước phải đưa ra cam kết về chỉ số phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường trong toàn chuỗi. Do đó có thể khẳng định, vận hành có trách nhiệm hơn, minh bạch hơn và thân thiện với môi trường hơn dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn rõ ràng – đó là con đường và chìa khóa đưa doanh nghiệp chăn nuôi như Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (Mã CK: BAF) hội nhập quốc tế, tiên phong trong phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của ngành chăn nuôi.
Không đánh đổi kinh tế và môi trường
Đó là lời khẳng định của HĐQT và Ban Lãnh đạo của Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam trong Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua. Ngành chăn nuôi hiện tại chưa nằm trong danh sách kiểm kê carbon (nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính). Tuy nhiên theo định hướng của Chính phủ, cần phải giảm 30% tổng lượng phát thải vào năm 2023 và đạt mục tiêu Net-Zero vào năm 2050. Như vậy, các doanh nghiệp chăn nuôi trước sau đều phải có giải pháp để cùng thực hiện các mục tiêu này.
Tại các trang trại chăn nuôi do BaF xây dựng, những chú heo được nuôi trong không gian thoáng gió, nhiệt độ ổn định luôn được kiểm soát dưới 25 độ C và ăn một loại cám đặc biệt, đó là cám chay.
Các trang trại do BaF xây dựng đều đảm bảo khảong cách với khu dân cư và quy định cụ thể về điều kiện cách ly, sát khuẩn trước khi vào khu sản xuất
Cám chay là loại cám bao gồm các nguyên liệu từ thực vật như ngô, cám gạo, bột mì, đậu tương. 65% nhà cung cấp nguyên liệu cho nhà máy này có chứng chỉ nguồn gốc bền vững, cam kết không sản xuất từ đất phá rừng. Công thức cám chay còn được nghiên cứu bổ sung thêm các vitamin, lợi khuẩn và dược liệu để thay thế kháng sinh cũng như các chất kích thích bảo quản độc hại. Nhờ vậy đã giúp tăng chỉ số sử dụng thức ăn, cải thiện tỷ lệ tiêu hóa thức ăn – một công đoạn đang chiếm đến 11% tổng lượng phát thải nhà kính ở tại các trại heo.
Hệ thống dược liệu sẽ kích thích các hệ thống emzym nội bào trong cơ thể con vật, giúp tối ưu quá trình tiêu hóa, giúp giảm khí thải từ NH3, H2S,NH4 từ phân và nước tiểu đến 80%.
BaF còn đầu tư vào công nghệ thu gom, tách ép và ủ để tạo thành phân bón vi sinh, tỷ lệ chất thải đưa xuống bể biogas còn rất thấp. Điều này không chỉ giúp giảm lượng phát thải ra môi trường, mà còn tận dụng được nguồn phân hữu cơ dùng cho trồng trọt, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật.
Việc đầu tư vào công nghệ tách – ép – ủ phân sẽ giúp BaF giảm đáng kể lượng phát thải từ chất thải chăn nuôi, tạo nguồn phân hữu cơ theo định hướng kinh tế tuần hoàn
Trong năm 2024, BaF sẽ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhằm hướng tới trang trại sở hữu nguồn điện tự cung tự cấp, tận dụng nguồn năng lượng sạch, góp phần đảm bảo các mục tiêu về môi trường.
Toàn bộ quy trình khắt khe mà BaF đang thực hiện đều có sự tư vấn, đồng hành và hỗ trợ bởi Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC – một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group).
“Mục tiêu giảm dấu chân carbon là thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, BaF là doanh nghiệp chăn nuôi đạt chuẩn quốc tế GlobalG.A.P và chúng tôi đã chứng kiến những nỗ lực của doanh nghiệp trong 12 tháng qua khi họ phối hợp chặt chẽ với IFC ở mọi khâu nhỏ nhất. Chúng tôi tin tưởng họ sẽ đạt được mục tiêu đó”, Ông Thomas J.Jacobs – Giám đốc Quốc gia khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho biết.
BaF là doanh nghiệp sở hữu Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên tại Việt Nam đạt cùng lúc 02 chứng nhận quốc tế cao nhất về quản lý thức ăn chăn nuôi là GlobalG.A.P CFM 3.0 và FSSC 22000 phiên bản 5.1 năm 2022. Đây là những chứng nhận đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về dinh dưỡng, vật lý nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thân thiện với môi trường.
Đầu năm 2024, công ty tiếp tục được trao chứng nhận quốc tế GlobalG.A.P IFA dành cho trang trại chăn nuôi heo và sẽ tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn này cho toàn bộ các trang trại còn lại.